Bàu Bàng: Thị trường bất động sản sáng giá
- 17/08/2020
- 841
Việc tập trung phát triển các khu công nghiệp quy mô lớn dần biến Bình Dương thành “thủ phủ” sản xuất của Việt Nam, kéo theo sự phát triển của các ngành thương mại – dịch vụ, bất động sản…
Tiếp sau Thuận An, Dĩ An, hiện nay kinh tế của các địa phương như Bàu Bàng cũng nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới đầu tư bất động sản.
Lợi thế đầu tư tại Cụm đô thị và Khu công nghiệp Bàu Bàng
Năm 2019, Bình Dương tiếp tục đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn FDI với tổng vốn đạt hơn 3,073 tỷ USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2018. Dòng vốn FDI đổ về Bình Dương không chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất mà xuất hiện nhiều dự án lớn về các lĩnh vực xây dựng, công nghệ, thương mại – dịch vụ và bất động sản.
Bình Dương hiện có 29 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 13.500 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 80%. Theo quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 33 khu công nghiệp với tổng diện tích 14.790 ha.
Trong đó, nổi bật là việc xây dựng cảng cạn ICD tại khu công nghiệp Bàu Bàng với diện tích lên đến 20ha với mục tiêu trở thành trung tâm trung chuyển, cung ứng dịch vụ Logistic của khu vực cửa ngõ phía bắc cùng Bình Phước và tỉnh Tây Nguyên trước khi vận chuyển hàng hóa đến TP.HCM, Đồng Nai – sân bay quốc tế Long Thành, Vũng Tàu. Đây là những điều kiện thuận lợi để Bình Dương tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trong thời gian tới.
Dự Án Đức Phát 3 (32ha) nằm ngay trung tâm hành chính, trung tâm KCN Becamex Bàu Bàng
Theo các chuyên gia, không phải ngẫu nhiên mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước đẩy mạnh “rót vốn” vào các khu công nghiệp của Bình Dương. Bên cạnh việc sở hữu vị trí chiến lược kết nối thuận lợi với TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chính sách “trải thảm đỏ” thu hút doanh nghiệp đầu tư, Bình Dương có quy hoạch tốt và đã phát triển được hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh.
Trong tương lai gần, với việc đầu tư thêm các dự án như Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc Đức Hòa – Chơn Thành, cao tốc TP.HCM – Chơn Thành, metro Thủ Dầu Một – Mỹ Phước – Bàu Bàng – Long Nguyên…
Đặc biệt tuyến cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn nối dài sẽ lại chứng tỏ được vị thế xứng tầm là trung tâm công nghiệp mới của tỉnh Bình Dương. Đây sẽ là tuyến đường “xương sống” của quá trình giao lưu, kết nối kinh tế – xã hội giữa các khu vực trọng điểm giữa Bình Dương, Bình Phước với TP.HCM và các tỉnh thành trong khu vực. Và nhằm giảm tải cho quốc lộ 13 trong việc vận chuyển hàng xuất khẩu từ các khu công nghiệp ở Bình Dương về các cảng ở Sài Gòn và Đồng Nai. Bình Dương hứa hẹn sẽ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ. Những lợi thế trên góp phần giúp khu vực phía Bắc của tỉnh gồm Bàu Bàng, Bến Cát, Tân Uyên…sẽ được hưởng lợi lớn nhất.
Mũi nhọn nghành bất động sản
Thực tế cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp tại Bình Dương đã kéo theo dân số tăng nhanh và một lượng lớn lao động nhập cư, chuyên gia trong và ngoài nước đến sinh sống và làm việc, kéo theo sự phát triển của thị trường bất động sản.
Điều này có thể thấy rõ qua các giai đoạn phát triển của thị xã Dĩ An, Thuận An. Năm 2007 dân số của Dĩ An chỉ hơn 200.000 người nhưng với sự hình thành của các khu công nghiệp Sóng Thần 2, Tân Đông Hiệp, Tân Bình, Bình An… năm 2015 dân số đã tăng lên 300.000 người và năm 2019 gần 500.000 người.
Theo các chuyên gia, không phải ngẫu nhiên mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước đẩy mạnh “rót vốn” vào các khu công nghiệp của Bình Dương. Bên cạnh việc sở hữu vị trí chiến lược kết nối thuận lợi với TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chính sách “trải thảm đỏ” thu hút doanh nghiệp đầu tư, Bình Dương có quy hoạch tốt và đã phát triển được hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh.
Trong tương lai gần, với việc đầu tư thêm các dự án như Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc Đức Hòa – Chơn Thành, cao tốc TP.HCM – Chơn Thành, metro Thủ Dầu Một – Mỹ Phước – Bàu Bàng – Long Nguyên…
Đặc biệt tuyến cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn nối dài sẽ lại chứng tỏ được vị thế xứng tầm là trung tâm công nghiệp mới của tỉnh Bình Dương. Đây sẽ là tuyến đường “xương sống” của quá trình giao lưu, kết nối kinh tế – xã hội giữa các khu vực trọng điểm giữa Bình Dương, Bình Phước với TP.HCM và các tỉnh thành trong khu vực. Và nhằm giảm tải cho quốc lộ 13 trong việc vận chuyển hàng xuất khẩu từ các khu công nghiệp ở Bình Dương về các cảng ở Sài Gòn và Đồng Nai. Bình Dương hứa hẹn sẽ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ. Những lợi thế trên góp phần giúp khu vực phía Bắc của tỉnh gồm Bàu Bàng, Bến Cát, Tân Uyên…sẽ được hưởng lợi lớn nhất.
Mũi nhọn nghành bất động sản
Thực tế cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp tại Bình Dương đã kéo theo dân số tăng nhanh và một lượng lớn lao động nhập cư, chuyên gia trong và ngoài nước đến sinh sống và làm việc, kéo theo sự phát triển của thị trường bất động sản.
Điều này có thể thấy rõ qua các giai đoạn phát triển của thị xã Dĩ An, Thuận An. Năm 2007 dân số của Dĩ An chỉ hơn 200.000 người nhưng với sự hình thành của các khu công nghiệp Sóng Thần 2, Tân Đông Hiệp, Tân Bình, Bình An… năm 2015 dân số đã tăng lên 300.000 người và năm 2019 gần 500.000 người.